Chuyển đến nội dung chính

Tin vui giúp xử lý “hiện tượng kỳ lạ” thường gặp ở phụ nữ trung niên

40% phụ nữ trung niên bị són tiểu nhưng “giấu”

Són tiểu thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt tần suất xảy ra lớn ở phụ nữ trung niên. Tại Việt Nam, có khoảng 40% phụ nữ trung niên són tiểu nhưng phần lớn không nói với ai cho tới khi tình trang diễn tiến nặng tới mức phải gặp bác sĩ. Đa phần phụ nữ trung niên dùng băng vệ sinh hàng ngày và băng vệ sinh kinh nguyệt để có thể sống “bình thường” cùng són tiểu mà không hiểu rằng việc này tăng cao nguy cơ gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.

Về nỗi khổ són tiểu, chị Thu Huyền, sinh năm 1971, ngụ tại Yên Thế, Hà Nội, là người thấm thía hơn cả. Suốt hơn 5 năm qua, chị Thu Huyền phải đóng băng vệ sinh để thấm nước tiểu.

“Tôi rất thích đi du lịch với chồng và quán xuyến cửa hàng cà phê của gia đình ở phố cổ. Từ khi có tình trạng són tiểu, tôi thường mang băng vệ sinh theo người để phòng “tai nạn ra quần” lúc vận động mạnh. Nhưng không phải khi nào cũng đỡ hết được, ví dụ lúc bị cảm cúm, hắt hơi liên tục thì tôi cũng phải chịu. Cảm giác lúc nào người mình cũng có mùi nên tôi cũng ít gần gũi chồng và tính hay cáu bẳn”.

Mãi tới khi con gái chị Huyền biết mẹ “chăm” dùng băng vệ sinh, đã khuyên mẹ đi bác sĩ. Về sau, chị Thu Huyền được bác sĩ ở Khoa phụ sản, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 khám lâm sàng và tư vấn. Chị được chỉ định sử dụng thuốc đặc hiệu để cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát và ngưng sử dụng băng vệ sinh để thấm tiểu nhằm tránh nhiễm khuẩn tiết niệu.

Tin vui giúp xử lý “hiện tượng kỳ lạ” thường gặp ở phụ nữ trung niên - Ảnh 1.

Chị Thúy Hà luôn cẩn trọng trong việc chăm sóc bản thân.

Nặng hơn tình trạng của chị Huyền, chị Thu Hà, sinh năm 1957, ở Vạn Phúc, Hà Nội dù có thói quen đạp xe thể dục buổi sáng và chăm sóc cháu nội 3 tuổi nhưng cũng đã có thời gian luôn phải…tranh thủ mua băng vệ sinh cho mình khi đi mua bỉm tã cho cháu.

Cũng có chứng són tiểu trong liên tục các năm qua, chị Thu Hà thường dùng băng vệ sinh kinh nguyệt để thấm tiểu nhưng thường bị hầm bí, nặng mùi. Chị Hà cũng đã cắt thuốc nam và uống thuốc điều trị nhiều nơi nhưng không có kết quả khả quan. Vì mắc hiện tượng này nên chị Hà cũng không dám uống nhiều nước và rất ngại phải đi chơi cuối tuần với các con.

Sau khi thăm khám, bác sĩ quyết định tiến hành đo niệu động lực học cho chị Thu Hà để xác định mức độ són tiểu. Các bác sĩ nhận thấy trường hợp của chị Hà có thể chữa trị bằng cách tập vật lý trị liệu vùng tầng sinh môn, uống thuốc và dùng băng thấm tiểu để hỗ trợ kiểm soát són tiểu trong quá trình luyện tập.

“Phụ nữ 5X như tôi vẫn có nhu cầu vui chơi, gặp gỡ mọi người, chăm sóc con cháu và nhất là chăm sóc bản thân mình. Mình có vui có khỏe thì mình mới sống được như mình muốn. Cũng may được người nhà khuyên đi bác sĩ, tôi mới thấy an tâm và thoải mái với vấn đề nhạy cảm này”, chị Hà nói.

Tin vui cho phụ nữ trung niên để són tiểu chỉ là chuyện nhỏ

Để xử lý són tiểu nhanh và hiệu quả, người bị són tiểu nên chủ động đi bác sĩ để trao đổi về triệu chứng bệnh.

Về điều trị, ngoài khám lâm sàng và siêu âm, người được thăm khám cần được chẩn đoán chính xác bằng cách đi niệu động lực học. Đây là bước quan trọng để đánh giá chức năng của đường tiểu dưới, bao gồm áp lực bàng quang, cổ bàng quang và áp lực cơ vòng niệu đạo, cũng như khả năng và mức độ kiểm soát nước tiểu.

Chứng són tiểu có thể trị hiệu quả bằng cách dùng thuốc, dùng các phương pháp hành vi như thay đổi chế độ ăn, tập luyện cơ chậu và bàng quang, can thiệp không xâm lấn (kích điện sinh học, xung từ). Chỉ khi sử dụng các biện pháp này không cải thiện, chị em có thể xem xét phương pháp phẫu thuật TOT (Trans Obturator Tape). Hiện tại, ở miền Bắc có 3 bệnh viện đang áp dụng kỹ thuật TOT là: Việt Pháp, 108 và Việt Đức.

Về kiểm soát, theo các chuyên gia, người có hiện tượng són tiểu ở các mức độ khác nhau cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân chuyên dụng, phù hợp.

Các biện pháp xử lý và kiểm soát nhất thời như thấm tiểu bằng khăn giấy, băng vệ sinh hàng ngày, băng vệ sinh kinh nguyệt mang đến nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu, viêm loét da. Băng thấm tiểu được khuyến nghị dùng cho các trường hợp chị em có hiện tượng són tiểu bởi đây là sản phẩm vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng són tiểu trong thời gian luyện tập và điều trị để cải thiện tình hình.

Hiện nay, băng thấm tiểu Caryn Ufree đã có mặt tại Việt Nam, cung cấp cho chị em phụ nữ giải pháp mới ưu việt hơn cho vấn đề són tiểu. Băng thấm tiểu Caryn Ufree nhập khẩu trực tiếp tại Nhật Bản là sản phẩm được thiết kế chuyên dụng cho việc thấm nước tiểu, đảm bảo bề mặt khô ráo, xóa tan nỗi lo ẩm ướt và mùi khó chịu, để phụ nữ thoải mái tận hưởng cuộc sống.

Băng thấm tiểu Caryn Ufree hiện có bán tại hệ thống các siêu thị AEON, Lotte, Coopmart tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà thuốc và cửa hàng tạp hóa khác.

Là giải pháp giúp phụ nữ đối phó với són tiểu đầu tiên tại Việt Nam, Băng thấm tiểu Nhật Bản Caryn Ufree được thiết kế chuyên dụng cho việc thấm nước tiểu với những tính năng ưu việt:

- Lõi thấm siêu tốc 1s giúp thấm hút nước tiểu nhanh hơn gấp 3 lần so với băng vệ sinh hàng ngày thông thường, giữ bề mặt khô ráo và êm thoáng.

- Hạt khóa mùi 24H ngăn mùi hiệu quả suốt cả ngày dài.

Bạn có thể biết thêm thông tin về sản phẩm và dùng thử sản phẩm tại đây: http://bit.ly/ufreefanpage .